Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự mở rộng quy mô của giao thương hàng hóa Việt – Trung. Đứng trước sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ của hình thức nhập khẩu tiểu ngạch thì con đường chính ngạch được nhiều người lựa chọn.
Vậy nhập khẩu chính ngạch là gì? Quy trình nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc về Việt Nam như thế nào? Cùng Dathangtaobao Tia Chớp khám phá qua bài viết dưới đây!
Nhập Khẩu Chính Ngạch Là Gì?
Chính ngạch là hình thức giao thương quốc tế – giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều quốc gia khác nhau, xác nhận thông qua hợp đồng ngoại thương và dựa theo hiệp định các quốc gia ký kết hoặc thông lệ chung của khu vực/quốc tế và luật ở nước sở tại.
Nhập khẩu chính ngạch là phương thức giao thương quốc tế với mục đích mua hàng hóa từ nước ngoài đưa vào trong nước – thường ứng dụng với hàng hóa khối lượng lớn. Hàng hóa nhập khẩu chính ngạch được kiểm soát chặt về loại hàng, chất lượng, số lượng bởi các cơ quan chức năng đúng theo luật pháp mỗi nước.
Thông Tin Quan Trọng Cần Có Khi Nhập Khẩu Chính Ngạch
Nhập khẩu chính ngạch có quy định rõ ràng về thông tin và các giấy tờ cần thiết. Dưới đây là 4 điểm quan trọng bạn cần biết khi muốn nhập khẩu theo hình thức này:
1. Thông tin cơ bản về hàng hóa
Về thông tin hàng hóa, bạn cần chuẩn bị: tên hàng hóa, phương thức đóng gói, số kiện hàng, khối lượng… Thông tin hàng hóa cần ghi chi tiết ở hợp đồng.
2. Điều kiện giao hàng
Điều kiện giao hàng là cơ sở để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của bên cung cấp và bên mua hàng đối với sản phẩm giao dịch.
Điều kiện giao hàng được biên soạn dựa theo trên Bộ Quy tắc thương mại quốc tế (Incotems).
3. Thủ tục hải quan
Bên nhập khẩu cần hoàn tất các thủ tục cần nộp cho cơ quan hải quan dựa vào thời điểm nhập khẩu, mặt hàng cần nhập khẩu, quy định pháp luật…
Bộ hồ sơ chứng từ nhập khẩu hàng hóa bao gồm:
STT | Thủ tục giấy tờ | Người thực hiện |
01 | Khai báo tờ khai hải quan | SMP GROUP |
02 | Phiếu đóng gói (Packing List) | Nhà cung cấp |
03 | Hoá đơn vận chuyển | SMP GROUP/Nhà cung cấp |
04 | Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) | Nhà cung cấp |
05 | Hóa đơn thương mại (Invoice) | Nhà cung cấp |
06 | Hợp đồng mua bán quốc tế | SMP GROUP/Khách hàng và Nhà cung cấp cùng thực hiện |
07 | Giấy phép nhập khẩu | SMP GROUP / Khách hàng |
08 | Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước | SMP GROUP / Khách hàng |
Bên cạnh đó, bạn còn phải cung cấp một số giấy tờ khác như: kiểm dịch, hun trùng, đơn bảo hiểm, CA, CQ…
4. Thuế và các ưu đãi liên quan
Dựa theo biểu mẫu thuế nhập khẩu chính thức do bộ Tài chính thông qua, người nhập khẩu có thể nắm rõ các loại thuế nhập khẩu và thuế liên quan khác.
Riêng với hàng Trung Quốc, vì đã ký Hiệp định khung Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN và Trung Quốc nên sẽ miễn thuế hầu như toàn bộ mặt hàng nhập khẩu.
Các Bước Nhập Khẩu Chính Ngạch Trung Quốc Về Việt Nam
Quy trình nhập khẩu ở từng doanh nghiệp sẽ không giống nhau nhưng cơ bản gồm các bước sau:
Bước 1: Nhận thông báo hàng cập bến – kiểm tra chứng từ
Hàng đến – đơn vị logistic tiến hành thông báo thời gian cập bến cho khách. Bên nhập hàng hóa vào Việt Nam cần điền thông tin tờ khai hải quan điện tử trước khi hàng nhập cảng.
Bên cạnh đó, người nhập khẩu kiểm tra và nộp đầy đủ hồ sơ chứng từ cho hải quan nếu có yêu cầu.
Bước 2: Điền thông tin tờ khai nhập khẩu điện tử
Nếu thuộc diện khai hải quan lần đầu, doanh nghiệp cần mua token, đăng ký tài khoản. Còn nếu đã có tài khoản, tiến hành khai báo tại phần mềm hải quan theo các thông tin ghi trong hợp đồng thương mại.
Sau đó, đợi thông quan và theo dõi tình hình tờ khai theo các luồng:
- Luồng đỏ: mã kiểm tra là 3, bên nhập khẩu cung cấp đủ hồ sơ chứng từ, hàng hóa bên trong cần tháo dỡ và kiểm tra.
- Luồng vàng: mã kiểm tra là 2, bên nhập khẩu chỉ cần cung cấp hồ sơ chứng từ cho hải quan.
- Luồng xanh: mã kiểm tra là 1, hàng hóa cấp phép thông quan.
Bước 3: Tiến hành nộp thuế và chuẩn bị lệnh giao hàng
Nộp thuế và nhận lệnh giao hàng để có thể lấy hàng ở kho/cảng với:
- Thông báo hàng đến.
- Vận đơn.
- Giấy giới thiệu công ty nhận hàng.
Nếu nhập hàng hóa có container cần cung cấp thêm: giấy hạ container rỗng, giấy mượn container, hạn lệnh giao hàng và hóa đơn.
Bước 4: Thanh lý và lấy hàng
Khi tờ khai điện tử được chấp thuận, bên nhập khẩu truy cập website của cục hải quan > vào mục danh sách mã vạch nhập > in phiếu giao nhận container + mã vạch tờ khai để thanh lý với hải quan giám sát và cảng cho phép giao container cho khách.
Thanh lý xong, bàn giao giấy hạ rỗng, phiếu gia nhận rồi vận chuyển hàng về kho.
Chú ý: Phí mượn container được hoàn lại sau khi trả container cho hãng tàu. Trường hợp container bị hư hỏng thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Bước 5: Hoàn tất hồ sơ
Tất cả hồ sơ thông quan cần được giữ lại để xác thực hàng hóa đầy đủ pháp lý.